CÁC MẪU VẬT LIỆU GỖ CÔNG NGHIỆP DÙNG ĐỂ ĐÓNG NỘI THẤT

( Nguồn : noithaxline.com) Công nghệ hiện đại và máy móc tối tân đang ngày càng cho ra đời rất nhiều dòng sản phẩm mẫu vật liệu gỗ công nghiệp mới. Với nhiều ưu điểm vượt trội, chất liệu gỗ này đang được ứng dụng ngày một rộng rãi hơn trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất.

Tuy nhiên cũng vì  khá mới mẻ nên rất nhiều khách hàng còn gặp nhiều lúng túng trong việc nhận biết, phân biệt và hiểu rõ về tính chất đặc trưng của từng loại gỗ công nghiệp. Bài viết dưới đây, NỘI THÂT XLINE  xin chia sẻ những thông tin cơ bản nhất để quý khách hàng có được những hiểu biết rõ nét hơn về từng dạng vật liệu gỗ hiện đại  này trong lĩnh vực thiết kế thi công nội thất.

Để có được những hiểu biết cơ bản nhất, chúng ta cùng trả lời các câu hỏi sau

  • Gỗ MDF là gì
  • Gỗ Okal (ván dăm) là gì
  • Gỗ Plywood (gỗ dán) là gì
  • Gỗ nhựa là gì?
  • Gỗ MFC melamine là gì?
  • Gỗ Laminate là gì?
  • Gỗ Acrylic là gì?
  • Gỗ Veneer là gì

Trả lời được các câu hỏi này thì bạn là chuyên gia về gỗ rồi đấy :)). Để giải thích vấn đề khô khăn này NỘI THẤT XLINE xin được dùng cách viết dân dã ví von để mọi người dễ hiểu hơn

Trước tiên,  ta hiểu bản chất của gỗ công nghiệp là bao gồm : cốt gỗbề mặt phủ.  Cốt gỗ ví như 1 cô gái thì quần áo của tô ta chính là bề mặt phủ. Vây thực chất cốt gỗ là gì, bề mặt phủ là gì và nó gồm những loại nào? 

Các loại cốt gỗ công nghiệp

Cốt gỗ là chính là phần lõi bên trong, là phần nguyên liệu thô, một sản phẩm có bền hay không liên quan nhiều đến cốt gỗ. Cốt gỗ sử dụng trong làm đồ gỗ gồm có 5 loại: gỗ MDF, Okal (ván dăm), Plywood, Gỗ nhựa, Gỗ ghép thanh

  1. Cốt gỗ MDF và cốt gỗ Okal 

    Bao gồm 2 loại là cốt gỗ chống ẩm và cốt gỗ thường không chống ẩm (xem hình H1)

go-cong-nghiep

(Hình H1) Cốt gỗ MDF và cốt gỗ Okal chống ẩm và không chống ẩm

Về mắt thường phân biệt gỗ MDF  và Okal là MDF có dăm gỗ nhở mịn hơn, còn gỗ Okal hạt dăm to hơn.

Chính đặc điểm này tạo cho chúng có những ưu điểm khác nhau:

MDF có khả năng chịu lực uốn tốt hơn Okal

Ngược lại Okal  ăn vít tốt hợp MDF.

Khi ứng dụng những loại gỗ này vào trong đóng đồ gỗ, người sản xuất cần biết các tận dụng tối đa để khai thác các ưu điểm trên giúp sản phẩm bền đẹp với thời gian.

2. Cốt gỗ Plywood 

(Hình H2) gỗ Plywood - Gỗ dán

(Hình H2) gỗ Plywood – Gỗ dán

Gỗ plyood là gỗ được ép bởi nhiều lợp gỗ mỏng với nhau theo chiều vuông góc nhằm hạn chế sự công vênh của gỗ. Ưu điểm của gỗ là chịu lục uốn rất tốt tốt hơn cả MDF.

3. Cốt gỗ ghép thanh 

(Hình H3) Gỗ ghép thanh

(Hình H3) Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh là gỗ tự nhiên được ghép với nhau từ nhiều thanh gỗ nhỏ, liên kết bằng keo và mộng ngọn tay. Bằng cách liên kết này cũng hạn chế sự cong vênh của gỗ. Ưu điểm là vẫn mang được vẻ tự nhiên của gỗ mà hạn chế cong vênh bên với thời gian. Loại gỗ sử dụng là gỗ ghép thanh tốt như gỗ cây Keo, Cao su, hay Thông

4. Cốt gỗ nhựa

(Hình H4) Gỗ nhựa

(Hình H4) Gỗ nhựa

Đây là loại gỗ mới có trên thị trường Việt Nam một vài năm gần đây. Đúng như cái tên của nó – Gỗ nhựa –  nó vừa là gỗ mà cùng vừa là nhựa, vẫn có tính liên kết như gỗ nhưng lại có khả năng chịu nước chịu mối mọt như nhựa vậy